• GIỚI THIỆU

GIỚI THIỆU

Mắm tép:

Đến với xứ Ba Làng, thuộc phường Hải Thanh, thị xã Nghi Sơn ngày nay chúng ta sễ dàng nhận thấy hương vị mặn mòi từ cá, cái nắng cái gió của biển đã tạo ra nét riêng biệt cho vùng quê con người nơi đây. Có thể nói nghề làm mắm là nghề thể hiện đậm nét cốt cách, đặc trưng văn hóa của cư dân ven biển.

Cách trung tâm thành phố Thanh Hoá khoảng 50km về phía Nam. Ba Làng là một dải đất nằm ven biển và ven sông bắt đầu từ cầu Đầu Bè đến Cửa Bạng, với chiều dài 3km. Hai đầu có hai ngọn núi: Núi Thủi phía Bắc và núi Do ở phía Nam. Phía núi Do là cửa sông Bạng chảy ra biển, uốn khúc lượn quanh núi Thủi, khiến Ba Làng trở nên như một hòn đảo tách biệt. Nơi đây là vùng triều màu mỡ tạo nên thế mạnh phát triển nông nghiệp và kinh tế biển.

Sinh ra trong gia đình có truyền thống đánh bắt và làm mắm truyền thống, được kế thừa và phát huy “Cái Nghề” Cha Ông để lại với Tôi có lẽ là điều tuyệt vời nhất. Song song với việc giữ gìn những giá trị, ưu điểm hiện có mà Ông Cha để lại. Tôi đã không ngừng nỗ lực tìm kiếm thêm những nguồn nguyên liệu có giá trị dinh dưỡng cao, áp dụng tiến bộ của khoa học và công nghệ vào chế biến, phát triển thêm những sản phẩm khác từ mắm mang lại giá trị kinh tế cao.    

Mỗi một loại mắm có mùi vị, thành phần đặc trưng riêng. Đối với mắm tép thành phần chính lại không quyết định mùi vị của nó, khác với mắm tôm là mắm tép ngoài thành phần chính là con moi biển (ruốc) và muối hạt tinh khiết còn có thêm thính gạo, bột riềng, tỏi ớt tạo nên mùi vị riêng biệt của mắm tép. Để cho ra sản phẩm mắm tép thơm ngon, chuẩn vị thì khâu lựa chọn nguyên liệu đầu vào là quan trọng nhất. Moi tươi, con moi còn nguyên cánh thường là con moi săm văn được đánh ở tầng mặt, thịt nhiều vỏ mỏng. Muối làm mắm tép phải được lưu kho ít nhất 1 năm để chảy hết vị mặn chát, vị đắng, nóng rát cổ, đọng lại vị mặn ngọt cho vị mắm tép ngọt bùi, hậu vị. Thính gạo, bột riềng, tỏi ớt được sấy, rang xay nhuyễn. Moi khi đánh lên thường được rắc 1 lượng muối nhỏ ngay tại trên thuyền để đảm bảo khi về tới nhà vẫn được tươi ngon, cánh moi không bị dập nát. Nhặt bỏ rác, loại bỏ tạp chất sau đó sẽ tiến hành trộn muối theo tỷ lệ, đảo đều tay sao cho muối, thính ngấm vào moi. Sau khi trộn cho vào máy xay và chà lọc lại thêm 1 lần nữa rồi tiến hành ngâm ủ,chăm sóc, đánh đảo, phơi nắng và đậy kín tránh hạt mưa rơi vào. Sau 8-12 tháng mắm sẽ chuyển từ màu nâu cam sang màu cam đỏ đặc sánh, mùi thơm dịu của riềng, vị ngọt của muối, thanh của mắm truyền thống.

Với nhu cầu khách hàng ngày càng tăng cao, quy mô sản xuất được mở rộng, chất lượng và mẫu mã không ngừng thay đổi, kết hợp phương pháp truyền thống và hiện đại vào quá trình sản xuất đã mang tới cho người tiêu dùng sản phẩm mắm đặc biệt mang thương hiệu “Mắm Tép Chị Quế”. Sản phẩm “Mắm Tép Chị Quế”được dùng làm gia vị chấm thịt luộc, rau, củ…và ngon hơn khi chưng với thịt.

Sản phẩm được đóng chai, đóng hộp quà có quai xách sang trọng phù hợp với việc sử dụng và làm quà biếu tặng. Tạo nên một sự khác biệt với những sản phẩm khác, không chỉ có mặt trên mọi miền tổ quốc mà xứng tầm xuất khẩu sang thị trường các nước. Sự nâng niu, tâm huyết tới từng sản phẩm của chính những bàn tay con người nơi đây tạo nên sự gần gũi, thân thiết nghĩa tình cho sản phẩm vừa truyền thống vừa hiện đại này. Góp một phần không nhỏ vào sự phát triển bền vững của quê hương, tạo thêm nhiều công việc cho đời sống cộng đồng ngày càng phát triển..

Chúng Tôi nhận thức được rằng sức khỏe của người tiêu dùng quyết định sự sống còn của thương hiệu. Làm thế nào để mang nước mắm và các sản phẩm từ mắm đến tay người tiêu dùng – những người chúng tôi gọi là đồng bào phải hoàn toàn toàn tự nhiên, thơm ngon và tuyệt đối an toàn.

Mỗi bát mắm xuất hiện trong căn bếp, bữa cơm là sự kết nối yêu thương giữa các thành viên trong gia đình. Việc giữ gìn và phát triển các sản phẩm đều mang giá trị và ý nghĩa khác nhau, nhưng tôi tin chắc rằng chúng đều xuất phát từ tình yêu thương tôi dành cho gia đình và yêu quê hương Hải Thanh của tôi.

Mắm tôm:

Nhắc đến vùng đất xứ Thanh”địa linh nhân kiệt” chúng ta không thể không nhắc tới làng nghề làm mắm lâu đời có từ hàng trăm năm trước gắn liền với sinh kế của nhiều thế hệ dân làng chài ven biển Ba Làng.

 Cách trung tâm thành phố Thanh Hoá khoảng 50km về phía Nam. Xứ Ba Làng thuộc phường Hải Thanh, thị xã Nghi Sơn ngày nay là một dải đất nằm ven biển và ven sông bắt đầu từ cầu Đầu Bè đến Cửa Bạng, với chiều dài 3km. Hai đầu có hai ngọn núi: Núi Thủi phía Bắc và núi Do ở phía Nam. Phía núi Do là cửa sông Bạng chảy ra biển, uốn khúc lượn quanh núi Thủi, khiến Ba Làng trở nên như một hòn đảo tách biệt. Nơi đây là vùng triều màu mỡ tạo nên thế mạnh phát triển nông nghiệp và kinh tế biển.

Tìm đến phố Thượng Hải thuộc xứ Ba Làng , phường Hải Thanh, thị xã Nghi sơn ngày nay chúng ta sẽ dàng nhận thấy hương vị mặn mòi từ cá, cái nắng cái gió của biển đã tạo ra nét riêng biệt cho vùng quê con người nơi đây. Có thể nói nghề làm mắm là nghề thể hiện đậm nét cốt cách, đặc trưng văn hóa của cư dân ven biển.

Đối với Tôi ! Quê hương là mùi tanh của cá, mùi thơm đậm đà của mắm và vị mặn của nước biển.  Người ta có rất nhiều mỹ từ để mô tả về tuyệt phẩm gia vị vô cùng đặc biệt mang linh hồn của ẩm thực Việt Nam. Nhưng có lẽ mắm tôm biểu tượng ẩm thực không thể nhầm lẫn với các gia vị khác bởi mùi vị đặc trưng của nó.            

Mắm tôm một gia vị đặc trưng của người miền Bắc, bởi vậy làm thế nào để cho ra một công thức làm mắm tôm theo tỷ lệ chuẩn mang nét đặc trưng? Chỉ  2 thành phần để làm ra mắm tôm chính là con moi biển (ruốc) và muối hạt tinh khiết. Bất kỳ một loại mắm nào thì khâu lựa chọn nguyên liệu đầu vào là quan trọng nhất. Moi tươi, con còn nguyên cánh thường là con moi săm văn được đánh ở tầng mặt, nhiều thịt vỏ mỏng. Muối làm mắm tôm phải được lưu kho ít nhất 1 năm để chảy hết vị mặn chát, vị đắng, nóng rát cổ, đọng lại vị mặn ngọt cho vị mắm tôm chuẩn vị hơn. Moi khi đánh lên thường được rắc 1 lượng muối nhỏ ngay tại trên thuyền để đảm bảo khi về tới nhà vẫn được tươi ngon, cánh moi không bị dập nát. Nhặt bỏ rác, loại bỏ tạp chất sau đó sẽ tiến hành trộn muối theo tỷ lệ, đảo đều tay sao cho muối ngấm vào moi. Sau khi trộn cho vào máy xay và chà lọc lại thêm 1 lần nữa rồi tiến hành ngâm ủ,chăm sóc, đánh đảo, mở phơi nắng, và đậy kín tránh hạt mưa rơi vào. Sau 8-12 tháng mắm sẽ chuyển từ màu hồng nhạt sang màu tím sim chuẩn vị mắm truyền thống đặc sánh, mùi thơm dịu, không tanh, không xẳng.

Với đam mê và tâm huyết với nghề cùng với sự nỗ lực không ngừng nghỉ năm này qua năm khác. Nhu cầu khách hàng ngày càng tăng cao, quy mô sản xuất được mở rộng, chất lượng và mẫu mã không ngừng thay đổi, kết hợp phương pháp truyền thống và hiện đại vào quá trình sản xuất đã mang tới cho người tiêu dùng sản phẩm mắm đặc biệt mang thương hiệu “Mắm Tôm Chị Quế”.

Sản phẩm sau khi được kiểm định sẽ được đóng chai, đóng hộp phù hợp với việc sử dụng và làm quà biếu tặng. Sản phẩm là món quà, động lực to lớn, quý báu để đơn vị sản xuất không ngừng cố gắng, phát triển vì sức khỏe của người tiêu dùng. Góp một phần không nhỏ vào sự phát triển bền vững của quê hương. Tình yêu quê hương, yêu đất nước yêu vùng đất truyền thống cổ xưa, tạo thêm nhiều công việc cho đời sống cộng đồng ngày càng phát triển.

Chúng Tôi nhận thức được rằng sức khỏe của người tiêu dùng quyết định sự sống còn của thương hiệu. Làm thế nào để mang nước mắm và các sản phẩm từ mắm đến tay người tiêu dùng – những người chúng tôi gọi là đồng bào phải hoàn toàn toàn tự nhiên, thơm ngon và tuyệt đối an toàn.

Mỗi bát mắm xuất hiện trong căn bếp, bữa cơm là sự kết nối yêu thương giữa các thành viên trong gia đình. Việc giữ gìn và phát triển các sản phẩm đều mang giá trị và ý nghĩa khác nhau, nhưng tôi tin chắc rằng chúng đều xuất phát từ tình yêu thương tôi dành cho gia đình và yêu quê hương Hải Thanh của tôi.

Đã thêm vào giỏ hàng

0 Scroll
0397.622.250
0397622250